Khmer English Spanish French German Dutch
Listen to this story (English).
Cuộc sống cộng đồng người Campuchia gốc Việt ở Campuchia đầy khó khăn, khủng bố và thậm chí phải đối mặt với nạn diệt chủng. Trong thời gian dài, dù bị cáo buộc là tổ chức chống phá bí mật từ nước láng giềng Việt Nam –nhằm lật đổ đất nước, phá hoại tình đoàn kết quốc gia –những người Việt Nam coi Campuchia là nhà không muốn rời đi – ngay cả khi họ có thể.
Năm 2016, quan chức Bộ nội vụ Campuchia đã tới làng Pak Nam. Là một cộng đồng nông nghiệp, nép mình trên đường dốc dựng đứng biên giới Campuchia-Việt Nam, tại tỉnh Kandal, Campuchia; ở vùng lũ sông Mê Kông, như nhiều vùng khác phía bên này biên giới. Những ngôi nhà sàn bằng gỗ đơn sơ nằm rải rác trên đường giao thông huyết mạch, những cánh đồng ngô, ớt và lúa trải dài phía sau.
Tuy nhiên, Pak Nam hầu hết chỉ có nhà của con cháu người Việt di cư đến vùng đất Campuchia ngày nay. Nhiều người trong số họ sống sót sau thời kỳ diệt chủng Khmer Đỏ từ 1975 đến 1979. Tòa án Khmer Đỏ (ECCC) phán quyết hai nhà lãnh đạo cấp cao Khmer Đỏ còn sống là Khieu Samphan và Nuon Chea (đang chờ kháng cáo) tội diệt chủng, chống lại nhân loại, và vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva năm 1949, trong phán quyết tháng Ba.
Cuối cùng, gần 40 năm sau khi trục xuất và giết hại người Việt Nam và các dân tộc khác, những hành động này bị phán quyết tội diệt chủng. Phán quyết của tòa án là một bước quan trọng giải quyết quá khứ, nhưng người Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn và phân biệt đối xử ở Campuchia hiện đại, mặc dù nhiều người được sinh ra tại đất nước này.
Chính quyền Campuchia đến Pak Nam năm 2016; tịch thu tất cả giấy tờ và tài liệu có thể dùng để hợp thức hóa hoặc đề nghị thừa nhận quốc tịch Campuchia của các gia đình người Campuchia gốc Việt: thẻ bầu cử, ‘Sổ gia đình’ chính thức mà người Campuchia sử dụng để khai sinh, báo tử và kết hôn; với một số ít người may mắn, giấy khai sinh cho phép họ tiếp cận dịch vụ và quyền công dân ở Campuchia. Hành động này liên tục được lặp đi lặp lại trên khắp Campuchia.
“Chúng tôi đã mất tất cả giấy tờ tùy thân Campuchia trong năm 2016, bao gồm sổ gia đình, thẻ căn cước của bố mẹ tôi và thẻ đăng ký bầu cử. Chúng tôi cảm thấy thất vọng, nhưng không thể làm gì. Chúng tôi cảm thấy không được chào đón ở Campuchia, và tôi đã rất bất ngờ”, Thọ – cư dân Pak Nam nhớ lại. Vì lý do an toàn, chúng tôi chỉ sử dụng tên cư dân Pak Nam nhằm bảo vệ danh tính cho họ.
Cư dân Pak Nam thu hoạch ớt. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Một phụ nữ đội nón chống nắng kiểu Việt Nam nghỉ ngơi sau vụ thu hoạch ớt ở làng Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Campuchia thay đổi quyền công dân năm 1996, chỉ chấp nhận trẻ em sinh ra có cha mẹ nước ngoài cư trú hợp pháp ở nước này. Áp dụng cho trẻ sơ sinh sau khi Luật quốc tịch sửa đổi ngày 9 tháng 10 năm 1996 có hiệu lực.
Sinh ra tại một ngôi làng có cha mẹ là người Việt Nam năm 1984, Thọ giải thích quy trình đăng ký mới mà hầu hết mọi gia đình ở khu vực Campuchia-Việt Nam này đều trải qua: “nhân viên Đại sứ quán Việt Nam đến Bộ Nội vụ hai năm một lần, làm thủ tục giấy tờ. Chúng tôi ký tên và nhận thẻ căn cước Campuchia mà không phải trả tiền.”
Khoản phí đó, anh nói trong khi khoe thẻ cư trú mới, cho phép anh đi du lịch trong Campuchia, là 250.000 riel, tương đương 60 USD mỗi người trên 18 tuổi. Tài khoản của anh được hỗ trợ từ nhiều cư dân Pak Nam và người Việt gốc Campuchia sống ở những địa điểm khác trong tỉnh Kandal.
“Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia trả thuế [phí] cho mọi người. Nếu không có sự giúp đỡ của họ, cuộc sống sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt với những gia đình lớn”, anh nói thêm.
Tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn Bộ Nội vụ, xác nhận chính quyền Việt Nam đã hỗ trợ Bộ trong quá trình đăng ký, chuyển đổi tình trạng di cư hợp pháp.
“Chính quyền Việt Nam đã từng xem người Việt ở Campuchia là người Campuchia, nhưng bây giờ họ đang hỗ trợ chúng tôi đăng ký giấy tờ. Chúng tôi rất vui khi được làm việc với họ”, ông nói với Global Ground Media.
Tuy nhiên, Tướng Sopheak phủ nhận mọi thông tin về chính sách quy định Đại sứ quán Việt Nam trả phí đăng ký.
“Chúng tôi không biết điều đó”, ông nói.
Ông tiếp tục giải thích rằng hệ thống tịch thu những giấy tờ hiện có, do chúng hoàn toàn không có căn cứ, cho phép người không phải công dân tiếp cận dịch vụ chỉ dành cho công dân.
“Xuất hiện nhiều giấy tờ và chứng nhận bất thường, vì vậy cần đăng ký tuân thủ luật pháp Campuchia. Chúng tôi yêu cầu họ đổi thẻ giả lấy thẻ chính thức”, ông nói.
“Thẻ căn cước công nhận người nhập cư hợp pháp ở Campuchia, nơi họ phải tôn trọng luật pháp… bất cứ ai không có thẻ là người nhập cư bất hợp pháp.”
Cả Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hay Bộ Ngoại giao Việt Nam đều không trả lời yêu cầu phát ngôn.
Thẻ cư trú, chỉ cho phép các gia đình sống và du lịch ở Campuchia, không xác nhận quyền công dân mà giấy khai sinh có thể thừa nhận trước khi bị thu hồi, khiến cư dân Campuchia gốc Việt không còn quốc tịch. Họ không phải là công dân Campuchia hay công dân Việt Nam hợp pháp và không có hộ chiếu.
Luật Quốc tịch năm 1996 quy định trẻ em sinh ra ở Campuchia có ít nhất cha hoặc mẹ có quốc tịch Campuchia, có thể có quyền công dân, nhưng thực tế chứng minh, điều này rất khó thực hiện.
Biên giới Campuchia – Việt Nam vẫn chưa phân định đầy đủ, là vấn đề gây tranh cãi ở Campuchia trong bối cảnh lo ngại Việt Nam xâm lấn.
Các công ty Việt Nam mua đất ở biên giới Campuchia được nêu ra như một ví dụ về phương pháp xâm lấn hợp pháp. Năm 2018, hải quân Việt Nam mở thêm đồn biên phòng mới ở vùng biển tranh chấp với Campuchia,là một hành động khá nghiêm trọng nhằm di chuyển biên giới Việt Nam.
Tuy nhiên, làn sóng thù ghét và không tin tưởng đất nước Việt Nam và cộng đồng người Việt ở Campuchia có nguồn gốc sâu xa hơn vấn đề biên giới chung. Sophal Ear, Phó Giáo sư Ngoại giao & Quan hệ quốc tế tại Đại học Occidental ở California, chỉ ra sự phẫn nộ với người Việt Nam nhiều hơn so với người Thái hoặc Lào.
“Thành thật mà nói, có sự phẫn nộ với Thái Lan, nhưng điều đó không tệ bằng Việt Nam. Còn Lào? Quên đi, ở đó không có oán hận”, ông viết trong một email.
Sự phẫn nộ mang nhiều sắc thái hơn tư tưởng chống Việt Nam đơn thuần. Cộng đồng ngư dân và nông nghiệp nghèo bị cộng đồng và nhà chức trách tập trung chú ý, trong khi người Campuchia gốc Việt giàu có ở thành phố phần lớn thì không bị ảnh hưởng; và hành động từ chính quyền cố liên kết tất cả dân tộc Việt với nhau sẽ gây nên nhiều rắc rối.
“Có nhiều người Việt khác nhau – có người câu cá, có người ở Phnom Penh, và nhiều người khác. Thật khó thấy câu chuyện tổng thể ‘Người Việt ở Campuchia’”, ông Ear giải thích. Ông nói thêm, “thực tế, những người trở thành vợ/chồng tướng lĩnh quân đội và quan chức đều rất giàu. Chắc chắn có những người trong chính phủ Campuchia bây giờ là người Việt, nhưng nói tiếng Campuchia và có tên Campuchia.”
Với những cộng đồng người Campuchia gốc Việt sống nhiều thế hệ bên lề xã hội Campuchia, phải trốn tránh nhà chức trách và dịch vụ công (và không phải lúc nào cũng nói tiếng Khmer), thì việc có được giấy tờ hợp pháp là một thách thức lớn.
Thêm vào đó, hàng trăm ngàn người chạy trốn bạo lực và chia cắt ở Campuchia trong những năm 1970 bị mất hoặc tiêu hủy hồ sơ và giấy tờ cá nhân. Điều này dẫn đến nhiều gia đình người Campuchia gốc Việt không được sử dụng dịch vụ giáo dục và y tế công, và hạn chế cơ hội việc làm.


Thu hoạch ớt ở Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Các thành viên cộng đồng người Campuchia gốc Việt cũng không thể có quốc tịch Việt Nam từ phía bên kia biên giới và phải đối mặt với việc bị hạn chế tiếp cận cơ hội việc làm ổn định ở Việt Nam, do thiếu giấy tờ tiếng Việt, ông Thọ giải thích.
“Vì không có căn cước tiếng Việt, tôi không thể có công việc tốt trong nhà máy, chỉ có thể làm công việc chân tay… Không phát sinh vấn đề gì khi làm việc ở Việt Nam, với công việc cần nhiều lao động, được trả bằng tiền mặt, mọi người không thù hằn chúng tôi, nhưng mọi người gọi tôi là người nhập cư Campuchia, vì vậy chúng tôi vẫn bị phân biệt”, anh nói.
“Không thể lấy căn cước tiếng Việt, vì bạn không có giấy khai sinh ở Việt Nam.”
Mặc dù anh làm việc ở Việt Nam, con anh đi học ở Việt Nam, và tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ trong gia đình, Thọ vẫn kiên quyết Campuchia mới là nhà anh.
“Tôi sẽ nói tôi là người Việt Nam. Thuế [phí] và căn cước ngăn tôi cảm thấy thực sự là người Campuchia, nhưng tôi sẽ không rời khỏi đây. Tôi gắn bó với mảnh đất nơi tôi sinh ra, có nhà cửa, gia đình và lối sống của tôi”, anh chia sẻ.
Sức hút về Việt Nam
Vì quá khó để được hưởng các dịch vụ giáo dục, y tế và việc làm chính thức ở Campuchia, cộng đồng người Campuchia gốc Việt dọc biên giới đã chuyển sang Việt Nam, thường qua một chuyến phà ngắn.
Nhiều người dân Pak Nam không thể nói chuyện dễ dàng bằng tiếng Khmer, điều này thậm chí nghiêm trọng hơn với thế hệ trẻ. Các nhãn hiệu bia, đồ ăn nhẹ và cà phê Việt Nam bán tại cửa hàng địa phương; dầu gội và keo chuốt tóc được sản xuất bởi thương hiệu Việt Nam, sử dụng trong tiệm làm tóc nhỏ ở làng; Tiếng Việt là lựa chọn cho các biển báo, lịch và điện thoại di động; ti vi và đài đều bắt sóng các trạm phát từ bên kia biên giới.
Với giá 500 riel, tương đương 3.000 đồng (0,12 USD), dân làng có thể dễ dàng đi phà thường xuyên qua sông Tonle Bassac suốt cả ngày, không cần qua bất kỳ kiểm soát biên giới chính thức nào để vào Việt Nam.
“Tôi đi chợ ở Việt Nam và lấy thẻ cư trú. Rất nhiều người đi đến chợ này, và bạn thấy rất nhiều biển số xe máy Campuchia. Không có chợ gần đây, vì vậy chúng tôi phải đi chợ ở Việt Nam”, bà Shorn – cư dân Pak Nam giải thích, bà chuyển đến làng năm 1980 sau sáu năm ở Việt Nam, từ khi bị trục xuất khỏi đất nước nơi bà sinh ra – Campuchia bởi Khmer Đỏ năm 1974.
“Chúng tôi tìm những công việc nhỏ để làm, thu hoạch đậu nành kiếm sống ở Việt Nam, nhưng ngay khi an toàn trở lại, chúng tôi đã quay về Campuchia”, bà Shorn nhớ lại. Trong khi nhiều gia đình bị trục xuất trở về Campuchia, một số người chọn ở lại Việt Nam, nơi họ tiếp tục đối mặt với những vấn đề tương tự không quốc tịch và thiếu quyền công dân như ở Campuchia.
“Tôi nói tiếng Khmer tốt, nhưng quanh đây tôi nói tiếng Việt nhiều hơn. Con gái tôi học ở Việt Nam cho đến lớp 5. Con bé hiểu tiếng Khmer nhưng không thể nói. Điều đó làm tôi buồn khi con bé có không thể nói tiếng Khmer”, cô ấy thừa nhận.
Không có giấy khai sinh để chứng minh quốc tịch, trẻ em Campuchia gốc Việt trên khắp Campuchia tiếp cận rất hạn chế với giáo dục chính quy, và nhiều phụ huynh của cộng đồng người Việt ở Pak Nam gửi con qua sông vào Việt Nam mỗi ngày để đến trường.
Tuy nhiên, những nỗ lực đang được thực hiện để tăng cường cung cấp giáo dục ở phía biên giới Campuchia. Một giáo viên song ngữ vừa được thuê bởi một trường nhỏ ở chùa Pak Nam đang cung cấp những bài học tiếng Khmer chính thức đầu tiên cho nhiều trẻ em trong khu vực, Chan Sokha, Giám đốc điều hành tổ chức phi chính phủ Phát triển Cộng đồng Khmer (KCD) giải thích, đã làm việc từ lâu với trẻ em dọc biên giới tỉnh Kandal với Việt Nam để đảm bảo tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người.
“Một điều rất quan trọng là cả trẻ em Khmer và gốc Việt Nam có thể chia sẻ giáo dục trong hệ thống trường học Khmer. Thông qua việc học cùng nhau, cả hai bên có thể hiểu văn hóa khác biệt và điều này sẽ làm giảm định kiến và phân biệt đối xử từ trẻ em Khmer đối với trẻ em Việt Nam. Nếu cả hai bên đều hiểu nhau, sẽ cho phép cộng tác tốt cho mục đích kinh doanh hoặc bất kỳ sự phát triển nào trong cộng đồng của họ”, cô nói.
Lịch tiếng Việt trên tường nhà ông Văn và bà Lài ở làng Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Những chai bia rỗng từ miền Nam Việt Nam, chờ trở về Việt Nam tái sử dụng. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Hóa đơn điện Campuchia trên tường một ngôi nhà Pak Nam, chữ viết tiếng Khmer duy nhất nhìn thấy trong làng. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Những chuyến phà biên giới chấp nhận cả tiền Campuchia và Việt Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Hình ảnh từ lịch sử Phật giáo và văn bản Khmer, và chân dung nguyên Thủ tướng Campuchia Hun Sen và vợ Bun Rany, tô điểm ngôi chùa nhỏ ở làng Pak Nam (đây là tòa nhà “Campuchia truyền thống” duy nhất trong làng). (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Các trường tiểu học của chính phủ ở làng Pak Nam và Khna Tang Yu, cả hai đều có nhiều dân số người Campuchia gốc Việt, dạy học cho trẻ em bằng tiếng Khmer. Trong khi các tổ chức phi chính phủ như KCD chỉ cung cấp hỗ trợ giáo dục ngoài bộ phận giáo dục chính quy, lựa chọn duy nhất cho nhiều trẻ em biết ít hoặc không hiểu tiếng Khmer là tiếp tục học tập tại Việt Nam.
Đủ điều kiện là một vấn đề khác, nhưng một vấn đề nữa là khu vực gần biên giới ít bị hạn chế hơn so với các khu vực khác, ông Sokha lưu ý.
“Ở các trường tiểu học Prek Chrey, Pak Nam và Khna Tang Yu, có vẻ hơi cởi mở hơn và trẻ em có thể đến trường mà không cần giấy khai sinh Campuchia, nhưng chỉ có thể vào trường tiểu học, và đó là một môi trường học tập không chính thức”, cô nói thêm.
Thực tế đối với hầu hết học sinh Campuchia gốc Việt, mặc dù họ gọi Campuchia là nhà, nhưng cuối cùng họ sẽ làm việc cho các công ty Việt Nam, hoặc phần lớn với những người nói tiếng Việt, do đó thuyết phục phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của việc học tiếng Khmer là thử thách với nhóm KCD, Sokha thừa nhận.
Hiện nay, hầu hết tất cả các nhu cầu giáo dục, y tế, việc làm và mua sắm của cư dân ở khu vực biên giới này đều được đáp ứng ở Việt Nam, nơi tập trung đông dân cư hơn và gia đình có nhiều dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát triển hơn.
Theo điều tra dân số quốc gia Campuchia 2008 (điều tra dân số quốc gia năm 2018 bị trì hoãn bắt đầu vào tháng 3 năm 2019), 0,54% số người được hỏi liệt kê tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ. Trong số 13,4 triệu cư dân Campuchia tại thời điểm đó, điều đó cho thấy ít nhất 70.000 người được xác định là người nói tiếng Việt.
Với dân số Campuchia hiện tại khoảng 16 triệu người và giả sử người nói tiếng Việt tự nhận vẫn có tỷ lệ tương tự, điều đó có nghĩa là tối thiểu 80.000 cư dân nói tiếng Việt, và có thể nhiều người chọn liệt kê tiếng Khmer ít dễ thấy hơn, hoặc là không bao gồm trong điều tra dân số năm 2008.
Đối với cư dân Pak Nam Shorn, mong muốn được sống ở Campuchia rất mạnh mẽ.
“Bố tôi là người Campuchia gốc Việt, mẹ tôi là người Khmer, nên trong thâm tâm, tôi vừa là người Campuchia vừa là người Việt Nam”, bà giải thích. Bất chấp những yêu cầu chính đáng về quyền công dân Campuchia theo Luật Quốc tịch, bà vẫn không có quốc tịch và chỉ có thẻ cư trú Campuchia mới, mà bà nhận được năm 2016.
“Cuộc sống ở đây vẫn ổn. Tôi có thể bán ngô ở Việt Nam, đi chợ mua sắm. Không có vấn đề gì cả”, Shorn nói.
Ở cánh đồng ngô phía sau nhà bà, ngôi mộ của cha mẹ và những người thân khác, có những câu khắc tiếng Việt, làm nổi bật sự gắn bó của bà với mảnh đất này.
“Tôi sẽ không sống ở bất cứ nơi nào khác, bố mẹ tôi được chôn cất ở đây.”
Nghĩa trang gia đình Shorn, sau nhà cô ở Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Lịch sử gắn kết
Sự kết hợp đa dạng các dân tộc Campuchia giúp định hình và phát triển đất nước có kiến trúc, tôn giáo, ẩm thực và cảnh quan phong phú. Trong khi người Khmer là dân tộc cao nguyên đông dân nhất và những người di cư Trung Quốc, Chăm và Việt gần đây đến Campuchia -từng là điểm đến hấp dẫn. (Chăm là người dân tộc thiểu số Campuchia-Hồi giáo, ECCC cũng phát hiện họ là nạn nhân của nạn diệt chủng Khmer Đỏ.)
Campuchia hiện đại khởi đầu từ một vương quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao thế kỷ12, Vương quốc Angkor có diện tích ước tính khoảng 1 triệu km2 và thủ đô là Angkor Wat, là thành phố đông dân nhất thế giới. Các di tích lịch sử của Angkor có thể được tìm thấy ngày nay ở biên giới Thái Lan – Myanmar, trên toàn miền nam Việt Nam và ở Lào.
Sự suy tàn của Angkor sau đó, cùng với bành trướng của nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam, đã chứng kiến nhiều yêu sách khiến lãnh thổ bị thu hẹp, đỉnh điểm vào năm 1863 với chỉ định Campuchia là nước bảo hộ của Pháp như một phần sở hữu Đông Dương sau này. Phần lớn công chức và quan chức Việt Nam được đưa đến Campuchia hỗ trợ điều hành các vấn đề thuộc địa cho Pháp, và nhiều người ở lại sau khi giành độc lập từ Pháp năm 1953.
Năm 1969, ước tính có khoảng 400.000 cư dân Việt Nam tại Campuchia trên tổng số 7 triệu dân của đất nước. Bạo lực chống Việt Nam năm 1970, thời điểm mà Tướng Lon Nol lên nắm quyền sau đảo chính, 200.000 gia đình Việt Nam bị trục xuất và khoảng 4.000 người chết vì bạo lực.
Sự sụp đổ của chính phủ Lon Nol vào tháng 4 năm 1975 bởi Khmer Đỏ chỉ làm tình hình cư dân Campuchia gốc Việt bị xấu đi. Mặc dù ban đầu, Khmer Đỏ đã nhận huấn luyện và hỗ trợ vật chất rất lớn từ nhữngngười đồng chí cộng sản ở Việt Nam, nhưng lòng căm thù và nghi ngờ kéo dài đã nhanh chóng dẫn đến việc trục xuất, và tàn sát nhiều người dân Việt Nam ở Campuchia.
Phán quyến được chờ đợi lâu trong phần sau phiên tòa năm 2018, cuối cùng xác định các nhà lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ còn sống là Khieu Samphan và Nuon Chea tại Tòa án Khmer Đỏ (ECCC) phạm tội (đang chờ kháng cáo)diệt chủng, tội ác chống lại loài người và vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva năm 1949.
Shorn đi qua cánh đồng ngô phía sau nhà, dẫn đến nơi chôn cất người thân của cô. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
“Trong mỗi trường hợp, người Việt trở thành mục tiêu không phải vì cá nhân mà do là thành viên cộng đồng và ý thức dân tộc trong họ. Điều này xảy ra dưới sự bảo trợ của chính sách Khmer Đỏ đặc biệt nhắm vào người Việt Nam, bao gồm cả dân thường. Đến cuối năm 1976, người Việt Nam là mục tiêu trục xuất, từ tháng 4 năm 1977 vì tội phá hủy”, Phán quyết của Ủy ban xét xử.
“Chủng tộc Yuon độc ác sẽ bị xóa sổ khỏi mặt đất này. Và chúng ta, người Campuchia sẽ là một dân tộc hạnh phúc.” – Pol Pot
“Còn bây giờ, bọn Yuon thì sao? Không còn người Yuon trên lãnh thổ Campuchia. Trước đây có gần 1.000.000 người. Bây giờ không còn một hạt giống nào trong số chúng.” – Tạp chí Cờ cách mạng Khmer Đỏ, tháng 4 năm 1978
Khmer Đỏ bị phế truất vào đầu năm 1979 sau can thiệp quy mô lớn từ quân đội Việt Nam, cùng sự hỗ trợ từ những người đào thoát Khmer Đỏ, bao gồm Thủ tướng Campuchia hiện tại, Hun Sen và các nhân vật chính trị hàng đầu khác. Từ năm 1975 đến tháng 1 năm 1979, dân số Campuchia giảm khoảng 2 triệu người; 20.000 người Việt Nam bị sát hại cùng với hơn 1 triệu người Khmer, Chăm và các dân tộc khác bị giết dưới thời Khmer Đỏ do đói, làm việc quá sức và không được chăm sóc y tế.
Nhiều năm lực lượng Khmer Đỏ tấn công xuyên biên giới trong thời kỳ này kiểm nghiệm sự kiên nhẫn của Việt Nam lúc đó đã thống nhất, và các lực lượng do Việt Nam lãnh đạo đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát phần lớn Campuchia khi bắt đầu can thiệp. Tuy nhiên, các nhóm kháng chiến của Khmer Đỏ, đặc biệt dọc biên giới Thái Lan, nơi nhận được ủng hộ của phương Tây và Trung Quốc, kéo dài đến khi lãnh đạo Pol Pot qua đời và các lãnh đạo Khmer Đỏ còn lại đầu hàng năm 1998.
Campuchia trở lại bình thường tương đối, mặc dù dưới chỉ đạo của Việt Nam, nhiều gia đình người Campuchia gốc Việt đã chạy trốn năm 1975 quay trở lại, và đi cùng nhiều người di cư Việt Nam mới. Liên Hợp Quốc và phần lớn cộng đồng quốc tế không công nhận chính phủ mới ở Campuchia; thay vào đó ủng hộ sự kết hợp của hoàng gia, các dân tộc và Khmer Đỏ dọc biên giới Thái Lan, ghi chú trong một cuộc họp Đại hội đồng bảo an năm 1983 “lo ngại nghiêm trọng những thay đổi nhân khẩu học ở Campuchia bởi các lực lượng chiếm đóng nước ngoài”.
Để tổ chức cuộc bầu cử quốc gia do Liên Hợp Quốc hỗ trợ năm 1993, sau khi quân đội Việt Nam rút quân năm 1990, các đơn vị Khmer Đỏ nhắm vào cộng đồng người Việt gốc Campuchia ở Campuchia, buộc các gia đình phải chạy trốn lần nữa, lần này ra gần biên giới hơn. Từ năm 1992 đến 1993, Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận khoảng 130 người Việt gốc Campuchia tại Campuchia đã chết và hơn 75 người nữa bị thương, cộng với số người mất tích không xác định, được cho là đã thiệt mạng.
Báo cáo nhấn mạnh sự thù hận và nghi ngờ trong giới lãnh đạo Khmer Đỏ về người Việt Nam tại Campuchia, trích lời Tướng Nuon Bunno năm 1992: “Vì lực lượng xâm lược yuon vẫn tiếp tục xâm lược và chiếm đóng Campuchia, trong khi những người nhập cư yuon đang cướp bóc đất đai và trang trại của người dân Campuchia,chống lại người dân Campuchia.”



1.Nhà ở Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
2.Cư dân Campuchia gốc Việt tại Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
3.Nhà ở Pak Nam giống thiết kế Việt Nam hơn nhiều Campuchia. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
‘Yuon’, là một từ tiếng Khmer truyền thống chỉ Việt Nam và người Việt Nam, nhưng có một hiệp hội tỏ ý xúc phạm và thái độ hung hăng trong những năm gần đây và cộng đồng người Campuchia gốc Việt rất ghét. Những nhân vật đối lập hàng đầu của Campuchia đương thời, bao gồm các lãnh đạo Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP) hiện bị cấm như Sam Rainsy (sống lưu vong tự trị ở Pháp sau một số cáo buộc có động cơ chính trị chống lại ông và là một nhà phê bình chính trị của chính phủ), đã bảo vệ việc sử dụng từ này, khi họ tìm cách miêu tả chính quyền của Hun Sen – được thiết lập khi quân đội Việt Nam kiểm soát Campuchia – như những con rối của Hà Nội, và cư dân Việt Nam ở Campuchia là một tổ chức chống đối bí mật.
Bất kể lý lẽ học thuật và chứng cứ lịch sử của việc sử dụng từ này, cộng đồng người Việt ở Campuchia không tán thành, và cư dân Pak Nam rõ ràng kích động hơn khi được hỏi về nó.
“Thật không dễ dàng để nghe từ ‘yuon. Nó nghe có vẻ công kích tôi. Khi nói chuyện với bạn bè, không ai nói từ đó với nhau, thay vào đó chúng tôi sẽ nói ‘Việt’. Tuy nhiên, may mắn thay, hiện tại chúng tôi càng ngày càng ít phải nghe từ ‘yuon’ hơn”, Thọ giải thích.
Cư dân làng hiện tại cũng cho biết quan hệ hòa thuận với những hàng xóm Khmer và Chăm. Thật vậy, phần lớn những lời hoa mỹ chống Việt xuất phát từ các khu vực bị tách ra khỏi biên giới, nơi mà tương tác giữa người Việt và người Khmer thường bị hạn chế, Raymond Hyma, Cố vấn khu vực Campuchia về nhân quyền cho tổ chức phi chính phủ – Women Peace Makers, giải thích.
“Chúng tôi có rất nhiều điều học hỏi từ cộng đồng thực sự sống trong các môi trường đa sắc tộc và tiếp xúc với những người mà chúng tôi nghĩ là khác biệt, hoặc như ‘những người khác’ trong bối cảnh của chính chúng tôi”, ông nói.
“Công việc lắng nghe cộng đồng dọc biên giới Campuchia-Việt Nam thách thức nhiều giả định của chúng tôi từ Phnom Penh xa xôi, mọi người thường xem biên giới là vấn đề chia rẽ hoặc điểm nóng xung đột. Mặc dù, chúng tôi chắc chắn đã nghe về suy nghĩ tiêu cực giữa các dân tộc khác nhau, chúng tôi cũng thấy nhiều ví dụ khác về hội nhập và quan hệ họ hàng trong cuộc sống hàng ngày của người Khmer, người bản xứ, ngườiViệt, người Hồi giáo Chăm và các cộng đồng khác sống cạnh nhau”, ông Hyma nói. Có khoảng 15 dân tộc khác nhau ở Campuchia.
Quốc lộ Campuchia 21B, sau cửa khẩu Campuchia. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Văn và vợ – Lài đã sống ở Pak Nam từ năm 1982. Cả hai đều là người Campuchia gốc Việt và nói về niềm tự hào của họ khi lớn lên ở Campuchia.
“Khmer Đỏ khiến chúng tôi phải rời Campuchia năm 1975, và chúng tôi sống ở tỉnh Tây Ninh, ngay bên kia biên giới Việt Nam. Năm 1982, chúng tôi kết hôn, sau đó quay trở lại Campuchia, đến Kampong Thom, rồi đến đây”, Lài giải thích trong khi nhìn cánh đồng của gia đình, từ mái hiên ngôi nhà trang trí đầy màu sắc của mình. Cô sinh ra ở ngôi làng nổi trên hồ Tonle Sap và dành phần lớn thời thơ ấu trên mặt nước.
“Chúng tôi sẽ nộp đơn xin quyền công dân và giấy tờ hợp pháp trong năm năm. Tôi muốn có quốc tịch chính thức”, cô nói với nụ cười tự hào.
Chồng cô cũng quyết tâm muốn sống ở Campuchia không kém: “Đây là nơi chúng tôi sinh ra, là nơi chúng tôi bắt đầu. Tôi là người Campuchia. Ngay cả khi không có giấy tờ, tôi vẫn cảm thấy mình là người Campuchia.”
—
Article by Anrike Visser.
Editing by Mike Tatarski.
Illustrations by Imad Gebrayel.
Global Ground is investigative, independent journalism. We’re ad-free and don’t sell your personal data, so we mainly depend on donations to survive.
If you like our stories or think press freedom is important, please donate. Press freedom in Asia is under threat, so any support is appreciated.
Thanks in advance,
The Global Ground Team
You must be logged in to post a comment.