Khmer English Spanish French German Dutch
Listen to this story (English).
Sự kết hợp đa dạng các dân tộc Campuchia giúp định hình và phát triển đất nước có kiến trúc, tôn giáo, ẩm thực và cảnh quan phong phú. Trong khi người Khmer là dân tộc cao nguyên đông dân nhất và những người di cư Trung Quốc, Chăm và Việt gần đây đến Campuchia -từng là điểm đến hấp dẫn. (Chăm là người dân tộc thiểu số Campuchia-Hồi giáo, ECCC cũng phát hiện họ là nạn nhân của nạn diệt chủng Khmer Đỏ.)
Campuchia hiện đại khởi đầu từ một vương quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao thế kỷ12, Vương quốc Angkor có diện tích ước tính khoảng 1 triệu km2 và thủ đô là Angkor Wat, là thành phố đông dân nhất thế giới. Các di tích lịch sử của Angkor có thể được tìm thấy ngày nay ở biên giới Thái Lan – Myanmar, trên toàn miền nam Việt Nam và ở Lào.
Sự suy tàn của Angkor sau đó, cùng với bành trướng của nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam, đã chứng kiến nhiều yêu sách khiến lãnh thổ bị thu hẹp, đỉnh điểm vào năm 1863 với chỉ định Campuchia là nước bảo hộ của Pháp như một phần sở hữu Đông Dương sau này. Phần lớn công chức và quan chức Việt Nam được đưa đến Campuchia hỗ trợ điều hành các vấn đề thuộc địa cho Pháp, và nhiều người ở lại sau khi giành độc lập từ Pháp năm 1953.
Năm 1969, ước tính có khoảng 400.000 cư dân Việt Nam tại Campuchia trên tổng số 7 triệu dân của đất nước. Bạo lực chống Việt Nam năm 1970, thời điểm mà Tướng Lon Nol lên nắm quyền sau đảo chính, 200.000 gia đình Việt Nam bị trục xuất và khoảng 4.000 người chết vì bạo lực.
Sự sụp đổ của chính phủ Lon Nol vào tháng 4 năm 1975 bởi Khmer Đỏ chỉ làm tình hình cư dân Campuchia gốc Việt bị xấu đi. Mặc dù ban đầu, Khmer Đỏ đã nhận huấn luyện và hỗ trợ vật chất rất lớn từ nhữngngười đồng chí cộng sản ở Việt Nam, nhưng lòng căm thù và nghi ngờ kéo dài đã nhanh chóng dẫn đến việc trục xuất, và tàn sát nhiều người dân Việt Nam ở Campuchia.
Phán quyến được chờ đợi lâu trong phần sau phiên tòa năm 2018, cuối cùng xác định các nhà lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ còn sống là Khieu Samphan và Nuon Chea tại Tòa án Khmer Đỏ (ECCC) phạm tội (đang chờ kháng cáo)diệt chủng, tội ác chống lại loài người và vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva năm 1949.
Shorn đi qua cánh đồng ngô phía sau nhà, dẫn đến nơi chôn cất người thân của cô. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
“Trong mỗi trường hợp, người Việt trở thành mục tiêu không phải vì cá nhân mà do là thành viên cộng đồng và ý thức dân tộc trong họ. Điều này xảy ra dưới sự bảo trợ của chính sách Khmer Đỏ đặc biệt nhắm vào người Việt Nam, bao gồm cả dân thường. Đến cuối năm 1976, người Việt Nam là mục tiêu trục xuất, từ tháng 4 năm 1977 vì tội phá hủy”, Phán quyết của Ủy ban xét xử.
“Chủng tộc Yuon độc ác sẽ bị xóa sổ khỏi mặt đất này. Và chúng ta, người Campuchia sẽ là một dân tộc hạnh phúc.” – Pol Pot
“Còn bây giờ, bọn Yuon thì sao? Không còn người Yuon trên lãnh thổ Campuchia. Trước đây có gần 1.000.000 người. Bây giờ không còn một hạt giống nào trong số chúng.” – Tạp chí Cờ cách mạng Khmer Đỏ, tháng 4 năm 1978
Khmer Đỏ bị phế truất vào đầu năm 1979 sau can thiệp quy mô lớn từ quân đội Việt Nam, cùng sự hỗ trợ từ những người đào thoát Khmer Đỏ, bao gồm Thủ tướng Campuchia hiện tại, Hun Sen và các nhân vật chính trị hàng đầu khác. Từ năm 1975 đến tháng 1 năm 1979, dân số Campuchia giảm khoảng 2 triệu người; 20.000 người Việt Nam bị sát hại cùng với hơn 1 triệu người Khmer, Chăm và các dân tộc khác bị giết dưới thời Khmer Đỏ do đói, làm việc quá sức và không được chăm sóc y tế.
Nhiều năm lực lượng Khmer Đỏ tấn công xuyên biên giới trong thời kỳ này kiểm nghiệm sự kiên nhẫn của Việt Nam lúc đó đã thống nhất, và các lực lượng do Việt Nam lãnh đạo đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát phần lớn Campuchia khi bắt đầu can thiệp. Tuy nhiên, các nhóm kháng chiến của Khmer Đỏ, đặc biệt dọc biên giới Thái Lan, nơi nhận được ủng hộ của phương Tây và Trung Quốc, kéo dài đến khi lãnh đạo Pol Pot qua đời và các lãnh đạo Khmer Đỏ còn lại đầu hàng năm 1998.
Campuchia trở lại bình thường tương đối, mặc dù dưới chỉ đạo của Việt Nam, nhiều gia đình người Campuchia gốc Việt đã chạy trốn năm 1975 quay trở lại, và đi cùng nhiều người di cư Việt Nam mới. Liên Hợp Quốc và phần lớn cộng đồng quốc tế không công nhận chính phủ mới ở Campuchia; thay vào đó ủng hộ sự kết hợp của hoàng gia, các dân tộc và Khmer Đỏ dọc biên giới Thái Lan, ghi chú trong một cuộc họp Đại hội đồng bảo an năm 1983 “lo ngại nghiêm trọng những thay đổi nhân khẩu học ở Campuchia bởi các lực lượng chiếm đóng nước ngoài”.
Để tổ chức cuộc bầu cử quốc gia do Liên Hợp Quốc hỗ trợ năm 1993, sau khi quân đội Việt Nam rút quân năm 1990, các đơn vị Khmer Đỏ nhắm vào cộng đồng người Việt gốc Campuchia ở Campuchia, buộc các gia đình phải chạy trốn lần nữa, lần này ra gần biên giới hơn. Từ năm 1992 đến 1993, Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận khoảng 130 người Việt gốc Campuchia tại Campuchia đã chết và hơn 75 người nữa bị thương, cộng với số người mất tích không xác định, được cho là đã thiệt mạng.
Báo cáo nhấn mạnh sự thù hận và nghi ngờ trong giới lãnh đạo Khmer Đỏ về người Việt Nam tại Campuchia, trích lời Tướng Nuon Bunno năm 1992: “Vì lực lượng xâm lược yuon vẫn tiếp tục xâm lược và chiếm đóng Campuchia, trong khi những người nhập cư yuon đang cướp bóc đất đai và trang trại của người dân Campuchia,chống lại người dân Campuchia.”



1.Nhà ở Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
2.Cư dân Campuchia gốc Việt tại Pak Nam. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
3.Nhà ở Pak Nam giống thiết kế Việt Nam hơn nhiều Campuchia. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
‘Yuon’, là một từ tiếng Khmer truyền thống chỉ Việt Nam và người Việt Nam, nhưng có một hiệp hội tỏ ý xúc phạm và thái độ hung hăng trong những năm gần đây và cộng đồng người Campuchia gốc Việt rất ghét. Những nhân vật đối lập hàng đầu của Campuchia đương thời, bao gồm các lãnh đạo Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP) hiện bị cấm như Sam Rainsy (sống lưu vong tự trị ở Pháp sau một số cáo buộc có động cơ chính trị chống lại ông và là một nhà phê bình chính trị của chính phủ), đã bảo vệ việc sử dụng từ này, khi họ tìm cách miêu tả chính quyền của Hun Sen – được thiết lập khi quân đội Việt Nam kiểm soát Campuchia – như những con rối của Hà Nội, và cư dân Việt Nam ở Campuchia là một tổ chức chống đối bí mật.
Bất kể lý lẽ học thuật và chứng cứ lịch sử của việc sử dụng từ này, cộng đồng người Việt ở Campuchia không tán thành, và cư dân Pak Nam rõ ràng kích động hơn khi được hỏi về nó.
“Thật không dễ dàng để nghe từ ‘yuon. Nó nghe có vẻ công kích tôi. Khi nói chuyện với bạn bè, không ai nói từ đó với nhau, thay vào đó chúng tôi sẽ nói ‘Việt’. Tuy nhiên, may mắn thay, hiện tại chúng tôi càng ngày càng ít phải nghe từ ‘yuon’ hơn”, Thọ giải thích.
Cư dân làng hiện tại cũng cho biết quan hệ hòa thuận với những hàng xóm Khmer và Chăm. Thật vậy, phần lớn những lời hoa mỹ chống Việt xuất phát từ các khu vực bị tách ra khỏi biên giới, nơi mà tương tác giữa người Việt và người Khmer thường bị hạn chế, Raymond Hyma, Cố vấn khu vực Campuchia về nhân quyền cho tổ chức phi chính phủ – Women Peace Makers, giải thích.
“Chúng tôi có rất nhiều điều học hỏi từ cộng đồng thực sự sống trong các môi trường đa sắc tộc và tiếp xúc với những người mà chúng tôi nghĩ là khác biệt, hoặc như ‘những người khác’ trong bối cảnh của chính chúng tôi”, ông nói.
“Công việc lắng nghe cộng đồng dọc biên giới Campuchia-Việt Nam thách thức nhiều giả định của chúng tôi từ Phnom Penh xa xôi, mọi người thường xem biên giới là vấn đề chia rẽ hoặc điểm nóng xung đột. Mặc dù, chúng tôi chắc chắn đã nghe về suy nghĩ tiêu cực giữa các dân tộc khác nhau, chúng tôi cũng thấy nhiều ví dụ khác về hội nhập và quan hệ họ hàng trong cuộc sống hàng ngày của người Khmer, người bản xứ, ngườiViệt, người Hồi giáo Chăm và các cộng đồng khác sống cạnh nhau”, ông Hyma nói. Có khoảng 15 dân tộc khác nhau ở Campuchia.
Quốc lộ Campuchia 21B, sau cửa khẩu Campuchia. (Pak Nam, Campuchia, ngày 9 tháng 2 năm 2019)
Văn và vợ – Lài đã sống ở Pak Nam từ năm 1982. Cả hai đều là người Campuchia gốc Việt và nói về niềm tự hào của họ khi lớn lên ở Campuchia.
“Khmer Đỏ khiến chúng tôi phải rời Campuchia năm 1975, và chúng tôi sống ở tỉnh Tây Ninh, ngay bên kia biên giới Việt Nam. Năm 1982, chúng tôi kết hôn, sau đó quay trở lại Campuchia, đến Kampong Thom, rồi đến đây”, Lài giải thích trong khi nhìn cánh đồng của gia đình, từ mái hiên ngôi nhà trang trí đầy màu sắc của mình. Cô sinh ra ở ngôi làng nổi trên hồ Tonle Sap và dành phần lớn thời thơ ấu trên mặt nước.
“Chúng tôi sẽ nộp đơn xin quyền công dân và giấy tờ hợp pháp trong năm năm. Tôi muốn có quốc tịch chính thức”, cô nói với nụ cười tự hào.
Chồng cô cũng quyết tâm muốn sống ở Campuchia không kém: “Đây là nơi chúng tôi sinh ra, là nơi chúng tôi bắt đầu. Tôi là người Campuchia. Ngay cả khi không có giấy tờ, tôi vẫn cảm thấy mình là người Campuchia.”
—
Article by Anrike Visser.
Editing by Mike Tatarski.
Illustrations by Imad Gebrayel.
Global Ground is investigative, independent journalism. We’re ad-free and don’t sell your personal data, so we mainly depend on donations to survive.
If you like our stories or think press freedom is important, please donate. Press freedom in Asia is under threat, so any support is appreciated.
Thanks in advance,
The Global Ground Team
You must be logged in to post a comment.